HIV – Căn bệnh thế kỷ!

HIV là gì?

Với hơn 220.000 người nhiễm HIV được báo cáo trong năm qua, Việt Nam trở thành quốc gia có số ca nhiễm HIV đứng thứ 5 trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương (sau Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia và Thái Lan).

HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người.

Các giai đoạn của HIV:

Khi bị nhiễm virut HIV, bệnh nhân sẽ trải qua 3 giai đoạn với dấu hiệu nhiễm HIV khác nhau ở mỗi giai đoạn:

Giai đoạn 1 (nhiễm trùng cấp tính)

Đây là giai đoạn đầu tiên, còn gọi là giai đoạn cửa sổ, thường vào 2 đến 6 tuần sau khi người bệnh tiếp xúc hoặc bị lây nhiễm với virut HIV. Ở giai đoạn này, người bệnh có một vài biểu hiện để nhận biết đó là tình trạng bất thường của cơ thể như:

– Mệt mỏi

– Đau nhức người, cơ bắp, đau các khớp

– Đau đầu, đau họng

– Sưng hạch bạch huyết

– Buồn nôn, sốt, tiêu chảy

– Ho khan, viêm phổi

– Sút cân không rõ nguyên nhân

– Phát ban đỏ ở da

– Bị mụn rộp/herpes sinh dục

– Ngứa ran bàn chân

– Bị nấm, tưa miệng hay nhiễm trùng

– Ra mồ hôi ban đêm khi ngủ

– Móng tay, móng chân thay đổi bất thường

– Phụ nữ có kinh nguyệt không đều

– Khó tập trung, đầu óc lẫn lộn

Đó là một số triệu chứng chứng tỏ bạn có thể bị phơi nhiễm HIV. Phơi nhiễm HIV là thuật ngữ chỉ sự tiếp xúc với niêm mạc hoặc da của người không bị bệnh với mô, máu hay dịch cơ thể của người mắc HIV dẫn đến nguy cơ lây nhiễm HIV.

Giai đoạn 2:

 Ở giai đoạn này, các triệu chứng HIV hầu như không có. Giai đoạn này thường kéo dài, có khi nhiều năm. Khi nhiễm bệnh tới giai đoạn 2, người bệnh khó phát hiện bệnh.

Giai đoạn 3 (nhiễm trùng cơ hội):

Nhiễm trùng cơ hội: là những nhiễm trùng xảy ra nhân cơ hội cơ thể bị suy giảm miễn dịch do bị nhiễm HIV.

 Đây là giai đoạn cuối của bệnh. Ở giai đoạn này, người bệnh chuyển sang AIDS được thể hiện bởi các bệnh: Ung thư, nhiễm trùng cơ hội và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hệ miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong khoảng thời gian trung bình là 5 năm.

HIV lây truyền qua đường nào?

HIV lây truyền qua 3 đường:

+ Đường tình dục.

+ Máu và các chế phẩm máu.

+ Đường mẹ truyền sang con trong thời kỳ mang thai và cho con bú.

* HIV không lây truyền qua:

– Giao tiếp thông thường: ôm, hôn, bắt tay, nói chuyện, ho, hắt hơi,…

– Dùng chung nhà tắm, bể bơi, bồn tắm, mặc chung quần áo, ngồi chung ghế,…

– Ăn uống chung bát đũa, cốc chén,…

– Côn trùng và súc vật không lây truyền HIV: ruồi, muỗi, chấy, rận, chó, mèo, gà, chim,..

3. Những trường hợp có khả năng nguy cơ mắc HIV

– Bị kim đâm, khi làm thủ thuật y tế tuyên tuyền hay khi lấy máu làm xét nghiệm;

– Bị dao mổ hay các dụng cụ sắc nhọn chọc, đâm vào tạo vết thương chảy máu;

– Bị tổn thương qua da do chất dịch hay các ống đựng máu của người bệnh bị vỡ đâm vào;

– Chất dịch hoặc máu của người có HIV bắn vào vùng da tổn thương hay vào niêm mạc (mắt, mũi, họng);

– Quan hệ tình dục với người có HIV

4. Các xét nghiệm chuẩn đoán HIV/AIDS

 Cách 1

– Xét nghiệm kháng thể. Là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất, gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV. Qui trình gồm sàng lọc ban đầu bằng sét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA). Nếu kết quả (+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả được xác nhận bằng một phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịch huỳnh quang.

– Là loại xét nghiệm được tiến hành phổ biến nhất, gián tiếp chỉ ra sự có mặt của HIV thông qua việc phát hiện kháng thể kháng HIV. Qui trình gồm sàng lọc ban đầu bằng sét nghiệm hấp thụ miễn dịch liên kết enzym (ELISA). Nếu kết quả (+), xét nghiệm ELISA được làm lại, nếu vẫn dương tính, kết quả được xác nhận bằng một phương pháp khác, thường là Western blot hoặc xét nghiệm miễn dịchhuỳnh quang.

 Cách 2

– Xét nghiệm trực tiếp: Phát hiện chính bản thân HIV, bao gồm các xét nghiệm kháng nguyên (kháng nguyên p24), nuôi cấy HIV, xét nghiệm acid nucleic của tế bào lympho máu ngoại ci, và phản ứng chuỗi polymerase

– Phát hiện chính bản thân HIV, bao gồm các xét nghiệm kháng nguyên (kháng nguyên p24), nuôi cấy HIV, xét nghiệm acid nucleic của tế bào lympho máu ngoại ci, và phản ứng chuỗi polymerase

Cách 3

– Các xét nghiệm máu hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, mircoglobulin beta huyết thanh , kháng nguyên p24,…

– Hỗ trợ chẩn đoán và giúp đánh giá mức độ suy giảm miễn dịch, gồm đếm tế bào T CD4+ và CD8+, tốc độ máu lắng, đếm tế bào máu toàn phần, mỉcoglobulin beta huyết thanh , kháng nguyên p24…

Cách 4

Các xét nghiệm phát hiện bệnh lây qua đường tình dục và nhiễm trùng cơ hội như giang mai, viêm gan B, lao,…

5. Cách xử lý phơi nhiễm HIV

Cách xử lý phơi nhiễm HIV theo 7 bước sau:

– Bước 1: Xử lý vết thương tại chỗ: Rửa ngay vết thương dưới vòi nước; để vết thương tự chảy máu trong một thời gian ngắn, không nặn bóp vết thương; rửa kỹ bằng xà phòng và nước sạch.

Nếu phơi nhiễm qua niêm mạc mắt: Rửa mắt bằng nước cất hoặc nước muối NaCl 0,9% liên tục trong 5 phút. Dùng vòi rửa mắt khẩn cấp nếu có (thường được trang bị trong các phòng xét nghiệm khẳng định)

Phơi nhiễm qua niêm mạc miệng, mũi: Rửa mũi bằng nước cất hoặc dung dịch NaCl 0,9 % và xúc miệng bằng NaCl 0,9 % nhiều lần.

– Bước 2: Báo cáo người phụ trách và làm biên bản (chú ý ghi đầy đủ ngày, giờ).

– Bước 3: Đánh giá nguy cơ phơi nhiễm theo mức độ tổn thương và diện tích tiếp xúc.

– Bước 4: Xác định tình trạng HIV của nguồn gây phơi nhiễm.

– Bước 5: Xác định tình trạng HIV của người bị phơi nhiễm. Nếu kết quả xét nghiệm HIV dương tính ngay sau khi phơi nhiễm chứng tỏ người bị phơi nhiễm đã nhiễm HIV từ trước, không phải do phơi nhiễm.

Dừng sử dụng thuốc ARV cho dự phòng sau phơi nhiễm. Tư vấn, chuyển người bị phơi nhiễm đến cơ sở điều trị HIV để được điều trị.

– Bước 6: Tư vấn cho người bị phơi nhiễm.

– Bước 7: Điều trị dự phòng bằng thuốc ARV, càng sớm càng tốt, tối ưu nhất trong vòng 72 giờ.

6. Điều trị HIV/ AIDS:

Việc điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS khá phức tạp và tốn kém nhưng chỉ giúp kéo dài sự sống chứ không chữa khỏi được bệnh.

Điều trị bằng thuốc:

– Thuốc chống virus: Các thuốc chống virus ức chế sự phát triển và nhân lên của HIV ở những giai đoạn khác nhau trong vòng đời của virus. Hiện có một số nhóm như:

+ Các chất ức chế men phiên mã ngược tương tự nucleosid (NRTI): đây là nhóm thuốc chống retrovirus đầu tiên được triển khai. Chúng ức chế sự sao chép của một enzym HIV là men phiên mã ngược. Nhóm thuốc này gồm zidovudine, lamivudine, didanosin, zalcitabine, stavudine và abacavir. Một thuốc mới hơn là emtricitabine phải được dùng phối hợp với ít nhất là 2 thuốc AIDS khác, điều trị cả HIV và viêm gan B.

+ Các chất ức chế protease (PI): Nhóm thuốc này cản trở sự nhân lên của HIV ở giai đoạn muộn hơn trong vòng đời của nó bằng cách tác động vào enzym protease của virus, khiến cho HIV bị rối loạn cấu trúc và không gây nhiễm. Các thuốc trong nhóm gồm saquinavir, ritonavir, indinavir, nelfinavir, amprenavir, lopinavir và atazanavir.

+ Các chất ức chế men phiên mã ngược phi nucleosid (NNRTI). Những thuốc này gắn trực tiếp với men phiên mã ngược, gồm các thuốc nevirapine, delavirdine và efavirenz.

+ Các chất ức chế men phiên mã ngược nucleotid (NtRTI). Những thuốc này hoạt động rất giống chất ức chế men phiên mã ngược tương tự nucleotid nhưng tác dụng nhanh hơn. Thuốc duy nhất trong nhóm này là tenofovir ức chế cả HIV và viêm gan B, tỏ ra có hiệu quả ở bệnh nhân kháng NRTI.

+ Các chất ức chế hoà nhập: không cho virus nhân lên bằng cách ngăn không cho màng virus hoà nhập với màng của tế bào khỏe mạnh. Thuốc đầu tiên trong nhóm này là enfuvirtide tỏ ra ức chế được ngay cả những chủng HIV kháng thuốc mạnh nhất.

– Thuốc điều hoà miễn dịch: Giúp tăng cường hệ miễn dịch, như: Alpha-interferon, interleukin 2, Ioprinasine,…

– Thuốc phòng ngừa và điều trị bệnh cơ hội: Nhiều thuốc được sử dụng có hiệu quả để phòng ngừa và điều trị một số bệnh cơ hội xuất hiện ở người nhiễm HIV/AIDS.

7. Các biện pháp phòng ngừa HIV/AIDS

Dựa vào đường lây nhiễm HIV, có các biện pháp phòng sau:

Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường tình dục:

– Sống lành mạnh, chung thuỷ một vợ một chồng và cả hai người đều chưa bị nhiễm HIV. Không quan hệ tình dục với nhiều người.

Phòng nhiễm HIV/AIDS lây qua đường máu:

– Không tiêm chích ma túy.

– Chỉ truyền máu và các chế phẩm máu khi thật cần thiết, và chỉ nhận máu và các chế phẩm máu đã xét nghiệm HIV.

– Hạn chế tiêm chích. Chỉ sử dụng bơm kim tiêm vô trùng. Không dùng chung bơm kim tiêm. Sử dụng dụng cụ đã tiệt trùng khi phẫu thuật, xăm, xỏ lỗ, châm cứu…

– Tránh tiếp xúc trực tiếp với các dịch cơ thể của người nhiễm HIV

– Dùng riêng đồ dùng cá nhân: dao cạo, bàn chải răng, bấm móng tay,…

Phòng nhiễm HIV/AIDS lây truyền từ mẹ sang con

– Phụ nữ nhiễm HIV không nên mang thai, vì tỷ lệ lây truyền HIV sang con là 30%. Nếu có thai thì uống thuốc dự phòng theo hướng dẫn của bác sĩ.

HIV/AIDS là căn bệnh thế kỷ mà hiện nay vẫn chưa có phương thuốc điều trị. Vì vậy, mỗi cá nhân đều cần phải sống có trách nhiệm để cùng chung tay đẩy lùi căn bệnh này để có một cuộc sống tốt đẹp và an toàn.

8 thoughts on “HIV – Căn bệnh thế kỷ!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo